2019! Lắng nghe chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.

Tháng Mười 24, 2018

Dinh dưỡng, vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là một vấn đề quan trọng và vấn đề này đang còn nhiều ý kiến trái chiều. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của Giáo sư – Bác sĩ (GS.BS) Nguyễn Chấn Hùng là người có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chiến lược phòng chống ung thư ở Việt Nam.

Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề, trên cả hai cương vị, thầy thuốc trong phòng khám và thầy giáo trên bục giảng, ông đã đồng hành với biết bao vui buồn cùng người bệnh, truyền đạt những kinh nghiệm có được của mình cho các thế hệ bác sĩ trẻ cũng như chung tay với cộng đồng trên con đường phòng chống bệnh ung thư.

Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 người chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng, trong các buổi khám bệnh, rất ít bệnh nhân đề cập đến vấn đề ăn uống thế nào cho hợp lý.

Hãy hỏi Bs về chế độ dinh dưỡng cho căn bệnh ung thư mà người thân của bạn đang mắc phải.

Còn theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu chống ung thư, ở Việt Nam hiên nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh từ đó dẫn tới tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, sụy kiệt trầm trọng. Việc cơ thể không đủ dinh dưỡng dẫn tới mệt mỏi còn làm cho người bệnh cảm thấy lo lắng, buồn chán về bệnh tật nhiều hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân.

>>> Xem ngay thuốc điều trị ung thư phổi tốt nhất trên thế giới.

 Vậy chế đố ăn như thế nào là phù hợp cho bệnh nhân ung thư?

1. Ăn nhiều cá, rau quả, ít thịt.

Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư  (BNUT) hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của thuốc trong quá trình điều trị hoặc do tâm lý bệnh nhân quá lo lắng, nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.

Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hóa bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hóa năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá hủy, bao gồm cả các khối cơ.

Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được phác đồ điều trị do cân nặng và thể lực suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của BNUT.

Theo thống kê, con số 30% BNUT chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối u đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ giúp người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, tỏng và sau quá trình điều trị để nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi, những tác dụng phụ của phương pháp điều trị gây ra và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh cần ăn uống đủ các nhóm chất đạm, đường, tinh bột, vitamin, khoáng chất, nước.

Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động tập thể dục, thể thao… sẽ giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại bệnh nhân ung thư chứ không phải là cung cấp thêp chất đạm cho khối u như nhiều người từng nói. Hơn nữa nên chiều theo khẩu vị của bệnh nhận, nên chia nhỏ bữa ăn để dễ hấp thu. Người bệnh nên chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn.

2. Có một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với BNUT.

Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cần đối giữa protein thực vật và protein động vật.

Các loại thịt màu trắng như thịt gà, thịt gia cầm sẽ có lời hơn cho sức khỏe, cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm… từ các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc… nhưng nên hạn chế.

Các loại hản sản như tôm, cua, cá cũng là nguồn cung cấp acid amin tốt cho cơ thể

Tinh Bột: Nên chọn loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mỳ, hạt lúa mạch…) các loại củ ( khoai tây, khoai sọ, sắn..). Tránh các loại thực phẩm chế biễn sẵn chứa đường đơn gây nhiều tác hại cho cơ thể.

Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trịn năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể.

Do đó trong khẩu phần ăn hằng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng

Rau quả: Chọn các loại quả tươi, sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản.

>> Xem thêm video chia sẻ chế độ dinh dưỡng của GS.BS Nguyễn Chấn Hùng.

>>> Xem thêm thuốc điều trị ung thư máu chiết xuất từ cây dừa cạn.

TOP
0974.594.451
0974.594.451